Theo những sách cổ từ thời xa xưa, Âm Dương là 2 sinh ra Tứ tượng là 4, sẽ tiếp tục nhân đôi thành 8, gọi là Bát quái.

Cách biến đối chính là chồng thêm 1 quẻ nữa lên thành 3 quẻ, mỗi quẻ có thể là Âm hoặc Dương.
Bát quái, tính theo vạch từ dưới lên, gồm
3 Dương, 3 vạch liền:             Càn, nghĩa là Trời (Thiên): mạnh, cứng, nam
2 Dương + 1 Âm                     Đoài, nghĩa là Đầm (Trạch): vui vẻ
Dương + Âm + Dương           Ly, nghĩa là Lửa (Hỏa): sáng, sáng tạo
Dương + 2 Âm                        Chấn, nghĩa là Sấm (Lôi): động
Âm + 2 Dương                        Tốn, nghĩa là Gió (Phong): thuận lợi
Âm + Dương + Âm                 Khảm, nghĩa là Nước (Thủy): sâu, hiểm
2 Âm + 1 Dương                     Cấn, nghĩa là Núi (Sơn): an tĩnh
3 Âm, 3 vạch đứt                    Khôn, nghĩa là Đất (Địa), nhu thuận, nữ

Bat quai

Mỗi bộ ba vạch gọi là một Quẻ (Quái). Tên các quẻ có thể do Văn vương đời Chu hoặc Chu Công đặt. Trong phần này, ta không xét sâu đến tên và ý nghĩa của các Quái, mà xem tư tưởng về sự biến đổi trong học thuyết. Một lần nữa, Âm Dương lại thay đổi vị trí, mô tả sự vận động của vạn vật. Từ rất rất Dương đến rất rất Âm, những thay đổi được biểu hiện bằng các vạch, là một cách thể hiện hoàn hảo.
Theo truyền thuyết, khi mới đặt thành Bát quái, Phục Hi vẽ các quẻ theo một vòng tròn khép kín, tính các vạch từ trong ra. Bốn hướng Đông Tây Nam Bắc ứng với bốn mùa (các hướng nhìn lên trời nên ngược với trên mặt đất, vòng quay của các mùa nguợc với chiều kim đồng hồ, là hướng quay của Vũ trụ). Các quẻ đối xứng về mặt hình học và ý nghĩa qua tâm vòng, nếu quẻ bên này vị trí này là dương thì bên kia phải là âm. Ba vạch liền đối với 3 vạch đứt, 2 đứt 1 liền đối với 2 liền 1 đứt. Như vậy các cặp đối nhau là:
Càn – Khôn (Trời – Đất), Tốn – Chấn (Gió – Sấm), Khảm – Ly (Nước – Lửa), Cấn – Đoài (Núi – Đầm).
Đến đời Chu (TK 12 TCN) thì Chu Văn vương vẽ theo một trật tự khác, trong đó quẻ Càn bắt đầu từ hướng Tây Bắc, và theo vòng ngược chiều kim đồng hồ lần lượt là Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài. Lý do tại sao đặt như vậy thì không ai biết.
Bát quái của Phục Hi được gọi là Tiên thiên Bát quái, Bát quái của Văn vương được gọi là Hậu thiên Bát quái, tên này thời Hán đặt ra.

Bat quai 1

Trên thực tế, cho đến trước đời Ân (cuối Thương đầu Chu), trên các di chỉ đều không thấy có hình Bát quái, nên có thể nó là sản phẩm của trí tuệ đời Chu, nhưng được gán cho Phục Hi là nhân vật thần thoại.
Đồ hình Bát quái cũng là công cụ để phân định phương vị. Trong các ứng dụng, người ta thường dùng đồ hình Hậu thiên, vì vậy nói phương Chấn là nói phương Đông, và mới có thuyết Trời mở ở tây bắc, Đất mở ở đông nam. Hoặc như phương Nam trở thành phương của quẻ Ly (lửa) (.), phương Bắc của quẻ Khảm (nước), phù hợp với phương vị của Ngũ hành.
Có những tác giả cố dùng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái để giảng giải về thiên văn, bàn luận cho phù hợp với thiên văn phương Tây, nhưng không thực sự khoa học, nên không đưa ở đây.

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 1/1/2015 9:05:55 AM

Về trang trước Bản in Gửi email

Liên hệ